Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Cơ bản nhất về M Ụ N (Phần 1)

Có lẽ chẳng có nỗi khổ tâm nào của chị em (và cả anh em) bằng những băn khoăn về mụn :(. Còn gì buồn hơn làn da lúc nào cũng lấm tấm mụn cám, mụn đầu đen, mụn bọc, sẹo mụn chằng chịt… Hay buổi sáng một ngày quan trọng, chúng mình thức dậy và phát hiện ra 1 em mụn to đùng hiên ngang giữa mặt. Hoặc chẳng nói gì đâu xa, cô bạn thân thiết mỗi tháng bên cạnh việc mang đến cho chúng mình một loạt những thay đổi tâm sinh lý, đau đầu, đau bụng, đau lưng, còn hào phóng tặng thêm những em mụn xinh xắn nhờ việc thay đổi hóc-môn. Chưa kể những dấu ấn khó quên do việc nặn mụn, trị mụn không đúng cách như sẹo mụn, rỗ mặt... 
Túm lại, mụn là điều chị em mình ghét nhất, nhưng lại là vấn đề về da dễ gặp nhất, và hầu hết ai cũng gặp. Nói chẳng đâu xa, chị em tớ cũng khổ sở vì mụn cám, mụn đầu đen ở mặt, ở lưng, ở vô số những chỗ khó nói khác :((.
Vậy thì trong bài viết này của chúng tớ sẽ cũng cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc của mụn và phân loại mụn.
Phần 2 chúng tớ sẽ nói đến việc xử lí từng loại mụn như thế nào, và giải quyết hậu quả mụn để lại ra sao.
Mụn là vấn đề về da dễ gặp nhất

Mụn là gì? 

Hiểu đơn giản, mụn là một dạng bệnh lý thường gặp của da. Mụn có thể xảy ra với tất cả mọi người, thường ở độ tuổi 11- 35, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì. Mụn không nguy hiểm ( à có, nguy hiểm với nhan sắc hu hu), có thể chữa được.

Mụn hình thành thế nào?

Bã nhờn phát triển+ tế bào chết -> tắc lỗ chân lông+ vi khuẩn -> mụn.
Chúng mình có thể tưởng tượng tất cả hàng triệu triệu lỗ chân lông của chúng mình đều được kết nối với tuyến dầu nằm dưới da. Tuyến dầu có nhiệm vụ tạo ra chất dầu, hay còn được gọi là bã nhờn. Lỗ chân lông và bã nhờn kết nối với nhau bởi nang lông.
Hình thành mụn......
Thật ra, bã nhờn này có nhiệm vụ rất quan trọng, chúng giúp giữ ẩm cho da (việc mà khiến chúng mình tốn hàng triệu mỗi năm mua kem dưỡng ẩm đấy ạ), giúp da thải ra chất thải và các tế bào chết, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trên da, bôi trơn da, chống nếp nhăn cho da. Nghĩa là bã nhờn cực cực kì quan trọng.
Tuy nhiên, khi tuyến bã nhờn làm việc quá hào hứng, phát triển quá mạnh, khiến cho các nang lông liên tục phải phình to, hoạt động hết công suất, lượng dầu thải ra liên tục và quá nhiều, sẽ gây ra tình trạng lỗ chân lông to ( ví dụ như vùng chữ T trên khuôn mặt chị em mình ). Các lỗ chân lông phải đào thải chất bẩn và tế bào chết liên tục sẽ dẫn đến tắc nghẽn, và khi các vi khuẩn xuất hiện (mà em này thì ở khắp nơi, nhất là với tình trạng ô nhiễm môi trường như ở Việt Nam) sẽ gây ra mụn. 

Có những loại mụn nào? 2 loại: Mụn viêmmụn không viêm


1. Mụn không viêm:

Mụn đầu trắng: là những nốt nổi gồ ghề trên da, xuất hiện ở trán, má, cằm, quanh mũi. Mụn đầu trắng là sinh ra do các tế bào chết và chất nhờn tiết ra gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Mụn không sưng, không đỏ, khó nhìn bằng mắt thường, có nhân trắng, cứng.
Mụn đầu đen: là những nốt nhỏ màu đen, thường xuất hiện ở mũi, cằm, má. Mụn đầu đen hình thành như mụn đầu trắng, nhưng trong lỗ chân lông hở miệng, tế bào chết và chất nhờn tiếp xúc với oxy trong không khí gây ra đầu đen. 
Mụn có thể xảy ra với tất cả mọi người, thường ở độ tuổi 11 đến 35

2. Mụn viêm:

Mụn đỏ: Khi mụn đầu trắng hoặc đầu đen đã bị viêm, chuyển sang sưng đỏ. Cảm thấy đau khi chạm vào.
Mụn mủ: Mụn đỏ bắt đầu viêm nặng hơn, xuất hiện mủ vàng hoặc trắng. Mụn sưng to và đau nhức.

+ Mụn bọc: Mụn đã viêm nặng, sưng đỏ, nhiều mủ, đau nhức nhiều do đã viêm đến tế bào. Mụn này dù có khỏi vẫn để lại sẹo.


Và ngoài ra còn có các Sợi, tuyến bã nhờn: Chúng không phải là mụn, mà chỉ là những ống nhỏ chứa bã nhờn, khi tiếp xúc với bụi bẩn sẽ có đầu đen, nặn ra có dạng sợi mảnh, trắng. Chúng thường bị nhầm với mụn đầu đen, xuất hiện nhiều ở vùng đầu mũi và quanh mũi.

(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét